Đó là quán bánh cuốn của ông Nguyễn Hồng Phúc (còn gọi là ông Sơn,ánhcuốnđêmnămởTPHCMcủavợchồngNghỉngàylàmđiềubấtngờkèo ca cuoc 63 tuổi) và bà Ngô Thị Hào (64 tuổi), được khách yêu mến gọi tên là bánh cuốn Sơn Hào, theo tên của vợ chồng ông.
Đóng cửa 1 ngày/tháng, vợ chồng "phượt" miền Tây
Chiều tối, giữa tuần, có dịp qua đường Tôn Đản (Q.4), tôi ghé quán bánh cuốn, bánh ướt của vợ chồng ông Sơn. 18 giờ, ông lụi cụi dọn hàng, bán bánh ướt, tới 19 giờ hơn, vợ ông, mới bắt đầu đẩy xe bánh cuốn ra. Lúc này, mới bán đủ 2 món.
Vừa mở bán, khách đã ồ ạt tới ăn tại chỗ cũng như hỏi mua mang đi, khiến ông chủ phải tất bật, vã mồ hôi. Đa phần, người tới đây mua đều là khách "ruột" đã gắn bó với quán suốt mấy chục năm nay.
Ông Sơn tâm sự quán được vợ ông mở gần 40 năm trước. Gia đình bà Hào gốc Bắc, vào Sài Gòn sống trước 1975 và bán món ăn này. Từ lúc còn trẻ, bà đã phụ gia đình bán món ăn này, sau khi lấy ông, họ cùng mở quán, sống bằng nghề này suốt hàng thập kỷ qua.
“Ở đây, khách đông là vì mình bán giá bình dân à, 20.000 đồng/phần nhưng người ta ăn ngon, no bụng", ông chủ nói và "bật mí" thêm, bí quyết ở phần bánh ướt, bánh cuốn chính là các nguyên liệu nhà làm và phần nước chấm được pha theo công thức riêng không giống với bất kỳ đâu.
Ông nói rằng, ông dễ dàng để có thể tồn tại suốt ngần ấy năm, khi Tôn Đản giờ đây là một con đường san sát những quán ăn, uống mới mở. Thêm nữa, ở phần bánh cuốn nóng, khách gọi đến đâu thì vợ chồng ông mới bắt đầu đổ bánh tới đó, nên nóng hôi hổi, khách ăn cũng thấy ngon hơn.
[CLIP]: Bánh cuốn đêm TP.HCM 40 năm của 2 vợ chồng: 'Bí mật' ngày nghỉ bán duy nhất.
Có một điều đặc biệt ở quán mà tôi cảm nhận được, chính là tình cảm mà 2 ông bà chủ dành cho nhau. Khi bà Hào dọn hàng ra, ông Sơn chu đáo phụ vợ sắp xếp mọi thứ, không để bà làm nặng. Chính những sự quan tâm, cử chỉ nhỏ nhưng đầy tình cảm mà họ dành cho nhau, cũng là điều khiến tôi cảm thấy ngưỡng mộ.
Mỗi tháng, quán đóng cửa một ngày, thường là vào 18 âm lịch. Ông Sơn cho biết đó là ngày ông chở vợ trên chiếc xe máy, "phượt" đến một ngôi chùa linh thiêng ở Chợ Lách (Bến Tre) để vái vọng. Đó cũng là lúc vợ chồng ông được đi đó đi đây, rời xa thành phố nhộn nhịp.
“Mười mấy gần 20 năm nay, tháng nào vợ chồng tôi cũng làm một chuyến như vậy hết. Khách quen cũng biết lịch của 2 vợ chồng", bà Hào cười, kể thêm.
Khách mê vì…
Nhìn sơ qua, phần bánh cuốn của vợ chồng ông Sơn không khác nhiều so với những quán khác tôi từng ăn qua. Nó vẫn là sự phối hợp hài hòa giữa phần bánh nóng hôi hổi với bánh tôm, chả lụa, rau giá sống, hành phi…. Tuy nhiên, tất cả được rưới lên nước chấm chua ngọt khá đậm đà, ăn bắt miệng.
Xét về hương vị, tôi chấm bánh ở đây điểm 8/10. Tuy nhiên, anh Nhật Duy (27 tuổi, ngụ Q.4) lại chấm cho quán ăn này 10/10, vì nó là quán ăn kỷ niệm mà anh gắn bó từ hồi còn rất trẻ.
“Tuần nào tôi cũng ăn ở đây, phần vì gần nhà, phần vì cô chú bán ngon lắm, chiều khách nữa. Một phần 20.000 đồng là ăn đủ no, mua phần 30.000 đồng là nhiều dữ, ăn không nổi. Tôi thường mua mang đi, nếu có dẫn bạn đi cùng mới ăn tại quán", anh nói thêm.
Còn chị Thanh Thảo (24 tuổi) cho biết đây là lần thứ 2 mình ghé lại quán này. Lần trước, chị được một người bạn dẫn tới ăn, thấy hợp khẩu vị nên lần này, có dịp từ nhà ở Q.Bình Thạnh sang Q.4, chị ghé ủng hộ quán.
Bên cạnh hương vị của món ăn, điều chị Thảo thích nhất khi ăn ở đây chính là sự niềm nở, nhiệt tình của ông bà chủ. Không gian không quá rộng, nhưng ngồi ăn bên lò than ấm, nhìn ông bà chủ làm từng mẻ bánh, cũng là một trải nghiệm thú vị của Thảo.
Ông Sơn và bà Hào có một người con trai, tuy nhiên không theo nghề cha mẹ. Ông nói rằng nhờ quán ăn này, vợ chồng ông nuôi con khôn lớn, trưởng thành như bây giờ, cũng là chén cơm nuôi sống cả gia đình từ đó tới nay. Họ biết ơn những vị khách suốt bao năm qua ủng hộ, và sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách lạ, khách quen…